QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM ỨNG DỤNG, KỸ THUẬT, THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỰC THUỘC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH LONG AN THỰC TRẠNG AN TOÀN BỨC XẠ VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ TẠI TỈNH LONG AN HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN BỨC XẠ TẠI CÁC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN” SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LONG AN
KIỂM TRA TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ƯƠNG GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ CHỐT SỌC
Vừa qua, đại diện Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An đã tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài: “Xây dựng mô hình ương giống và nuôi thương phẩm cá chốt sọc (Mystus mysticetus Rober 1992) tại huyện Tân Hưng và Trạm Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An”. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh do Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ chủ trì thực hiện, KS. Lê Văn Khoa là chủ nhiệm đề tài.

Tham gia đoàn kiểm tra có Ths. Trần Minh Khánh – Chuyên viên phòng Quản lý khoa học, Ths. Nguyễn Thị Huyền Trân và CN Nguyễn Thị Ngọc Diễm – Chuyên viên Văn phòng Sở Khoa học và Công nghệ. Về phía đơn vị chủ trì thực hiện có sự tham dự của bà Lê Thị Ngọc Hiếu – Phó Giám đốc Trung tâm và các thành viên trong ban chủ nhiệm đề tài. Đề tài ương giống và nuôi thương phẩm cá chốt sọc được thực hiện trong 18 tháng kể từ tháng 12/2022 với tổng kinh phí sự nghiệp khoa học là 1,087 tỷ đồng. Đề tài được thực hiện tại thị xã Kiến Tường và huyện Tân Hưng tỉnh Long An. Mục tiêu của đề tài là xây dựng thành công quy trình ương giống và nuôi thương phẩm cá chốt sọc giúp chủ động sản xuất giống nhân tạo phục vụ nuôi thương phẩm, đồng thời tạo nguồn nguyên liệu ổn định cung cấp cho thị trường, đa dạng hóa mô hình nuôi, khai thác hiệu quả đất canh tác, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trong đó, tỷ lệ sống cá chốt sọc ở giai đoạn giống cần đạt 15 - 20%, sản lượng cá giống dự kiến 300.000 con; tỷ lệ sống cá chốt sọc giai đoạn nuôi thương phẩm cần đạt 55 - 60%, sản lượng cá thương phẩm nuôi đạt từ 4,1 kg – 4,5 tấn, kích cỡ 30 - 40 con/kg và đề xuất được quy trình ương giống và nuôi thương phẩm cá chốt sọc phù hợp tại vùng nghiên cứu.

Tại buổi làm việc, KS. Lê Văn Khoa - Chủ nhiệm đề tài đã báo cáo tóm tắt tiến độ triển khai thực hiện và kết quả đạt được trong thời gian qua; đồng thời, dự kiến kế hoạch tiếp tục triển khai trong thời gian tới nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung đã đề ra. Qua báo cáo của Chủ nhiệm đề tài và kiểm tra thực tế cho thấy, cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài đã hoàn thành các nội dung theo đúng tiến độ của thuyết minh, dự toán đã được duyệt. Đề tài đã ương thành công hơn 500kg cá chốt sọc giống trong đợt đầu ương giống. Tại thời điểm kiểm tra, trọng lượng trung bình của cá giống đạt 20 - 25g/con, kích cỡ trung bình đạt 7 - 9cm, tỷ lệ sống ước tính trên 15%, đạt mục tiêu đã đề ra.

Kết luận tại buổi kiểm tra ThS Trần Minh Khánh đã đề nghị cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thành viên, tiếp tục thực hiện các nội dung nghiên cứu theo tiến độ thuyết minh đã được phê duyệt. Thay mặt cơ quan chủ trì và nhóm tác giả thực hiện đề tài, bà Lê Thị Ngọc Hiếu – Phó Giám đốc trung tâm bày tỏ lòng cảm ơn tới Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An và các phòng chuyên môn của Sở đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để Trung tâm triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ đầy đủ  nội dung công việc theo tiến độ. Đoàn cũng đã đi thăm và kiểm tra tình hình thực tế các nội dung nghiên cứu đang triển khai tại Trạm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Đồng Tháp Mười.

Chot soc 1.jpg'Chot soc 2.jpg

Kiểm tra thực tế mô hình ương cá chốt sọc giống tại Trạm Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ Đồng Tháp Mười, ấp Bàu Mua, xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An

Chot soc 3.jpg

Chot soc 4.jpg

Kiểm tra kích cỡ cá chốt sọc giống
Chot soc 5.jpg
Cá chốt sọc giống được đưa vào ao nuôi thương phẩm để thực hiện các nội dung tiếp theo của đề tài

TT UD, KT, TT KH&CN - Ngọc Hiếu

Bài viết liên quan