QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM ỨNG DỤNG, KỸ THUẬT, THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỰC THUỘC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH LONG AN THỰC TRẠNG AN TOÀN BỨC XẠ VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ TẠI TỈNH LONG AN HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN BỨC XẠ TẠI CÁC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN” SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LONG AN
HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CỤM CẮT BĂM CỦA THIẾT BỊ TRỤC VỚT LỤC BÌNH
Chiều ngày 18/3/2024, Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ (Trung tâm) đã phối hợp với Trường Đại học Bách Khoa tổ chức hội thảo khoa học đánh giá kết quả thử nghiệm Cụm cắt băm của máy trục vớt lục bình tại hội trường lầu 2 của Trung tâm. Kết quả này là một trong những nội dung của đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo tổ hợp thiết bị thu gom, tiền xử lý và trục vớt lục bình trên kênh, rạch tại Long An và các tỉnh lân cận”. Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Minh Hải – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An; đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ và Trung tâm thuộc Sở các tỉnh: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang; đại diện lãnh đạo Sở Giao thông và Vận tải tỉnh; đại diện công ty TNHH đóng xà lan Nguyên Hồng và các đại biểu quan tâm đến đề tài, thiết bị trục vớt lục bình.

PGS.TS Nguyễn Tấn Tiến trình bày tham luận tại hội thảo
 
Thời gian qua, tình trạng lục bình trôi phủ kín trên sông gây không ít khó khăn cho người dân. Với tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng đã tạo cơ hội cho lục bình, cỏ dại phát triển nhanh chóng, chúng trở thành loại thực vật nổi xâm lấn, làm hại hệ sinh thái thủy, bên cạnh đó mật độ lục bình dày đặc đã làm giảm độ ôxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến đời sống của động vật dưới nước (tôm, cá nước ngọt,...). Lục bình có khả năng phát triển nhanh, làm cản trở dòng chảy trên hệ thống kênh rạch, gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông đường thủy, ảnh hưởng đến việc thoát nước của các công trình thủy lợi, làm giảm đa dạng sinh học. Việc trục vớt lục bình là bài toán khó không chỉ với các cấp quản lý mà còn đối với các nhà khoa học. Trước tình hình thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo tổ hợp thiết bị thu gom, tiền xử lý và trục vớt lục bình trên kênh, rạch tại Long An và các tỉnh lân cận” đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt triển khai thực hiện từ cuối năm 2021 và được cấp mã số ĐTĐL.CN-26/21, hiện nay đề tài đang vào giai đoạn hoàn thiện các nội dung của thuyết minh.

Toàn cảnh hội thảo

 
Tại hội thảo, đại biểu đã được ban chủ nhiệm đề tài giới thiệu về thiết kế và các thông số kỹ thuật của Cụm cắt băm – một phần quan trọng của thiết bị trục vớt lục bình. Các diễn giả đã trình bày những nghiên cứu tiên tiến, công nghệ mới và phương pháp hiệu quả trong việc áp dụng máy vớt lục bình phục vụ việc xử lý rác thải tại địa bàn tỉnh Long An và khu vực lân cận. Qua clip trình chiếu tại hội thảo, tất cả đại biểu đã thấy được sự hoạt động hiệu quả Cụm cắt băm trong quá trình vận hành, hoạt động trên kênh, rạch. Thông qua hội thảo, ban chủ nhiệm đề tài nhận được rất nhiều góp ý nhằm hoàn thiện thiết kế của Cụm cắt băm trên cơ sở hoàn thiện thiết bị trục vớt lục bình. Đồng thời, đại diện của các đơn vị quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cũng nêu ý kiến về việc bàn giao tài sản sau khi đề tài được nghiệm thu và bày tỏ mong muốn giải quyết được vấn nạn lục bình trôi trên sông tại địa phương.





Các đại biểu thảo luận sôi nổi xoay quanh các nội dung đã được trình bày


Ban chủ nhiệm đề tài chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự hội thảo

 
Theo PGS.TS Nguyễn Tấn Tiến – Giám đốc Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia điều khiển kỹ thuật số và kỹ thuật hệ thống – Chủ nhiệm đề tài, hội thảo đã được diễn ra trong sự chia sẻ kiến thức, trao đổi ý kiến, thiết lập mối quan hệ hợp tác và giao lưu giữa các đơn vị, doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Những thông tin quý giá mà các diễn giả đã cung cấp giúp cho tất cả đại biểu có cái nhìn sâu sắc về tiềm năng và lợi ích của công nghệ này trong việc bảo vệ môi trường và tạo ra một cộng đồng sạch đẹp./.
Ngọc Hiếu – TT UDKTTTKHCN

Bài viết liên quan