1. Sóng 2G là gì?
Những năm trở lại đây thì mạng di động có sự cải tiến rõ rệt, các công ty công nghệ thường xuyên ra mắt các tiêu chuẩn mới. Chữ cái "G" là từ viết tắt của Generation (thế hệ).
5G là tiêu chuẩn mạng di động thế hệ thứ 5, mới nhất hiện nay.
+ Năm 2001: Mạng 3G bắt đầu hoạt động.
+ Năm 2009: Mạng 4G được ra đời.
+ Năm 2018: Mạng 5G được sử dụng lần đầu tiên.
Trước đó là mạng di động 2G ra đời năm 1991 và thế hệ mạng 1G được sử dụng lần đầu tiên từ năm 1981.
Các tính năng chính của kết nối di động 2G là mã hóa tín hiệu các cuộc hội thoại và tin nhắn dưới dạng kỹ thuật số, cung cấp các dịch vụ dữ liệu khác nhau cho điện thoại di động.
Để hiểu đơn giản, khái niệm mạng truyền sóng 2G gắn với hình ảnh chiếc điện thoại “cục gạch” phổ biến trong thập niên 90s, đáp ứng gọi thoại, nhắn tin, không thể kết nối internet tốc độ nhanh như các điện thoại 3G, 4G hay 5G hiện nay.
2. Tại sao phải tắt sóng 2G?
Trong những năm qua, các lỗ hổng bảo mật của mạng 2G đã và đang bị tội phạm mạng khai thác ngày càng nhiều, đặc biệt là tình trạng phát tán tin nhắn rác và lừa đảo qua tin nhắn. Không chỉ vậy, 2G cũng là nguyên nhân cản trở việc triển khai những kết nối di động mạnh mẽ hơn như 4G/5G/6G. Do đó, việc tắt sóng 2G là cần thiết.
Việc tắt sóng 2G không có nghĩa là xóa sổ hoàn toàn những dòng điện thoại có chức năng nghe gọi cơ bản, mà người ta chỉ thay thế con chip sóng 2G trên những chiếc điện thoại đó bằng chip sóng 3G, 4G,...
Những chiếc điện thoại "cục gạch" được sản xuất theo công nghệ cũ sẽ không thể hoạt động được. Người dùng vẫn có thể mua những chiếc điện thoại có thiết kế tương tự nhưng nhận được sóng 3G, 4G, 5G,...