QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM ỨNG DỤNG, KỸ THUẬT, THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỰC THUỘC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH LONG AN THỰC TRẠNG AN TOÀN BỨC XẠ VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ TẠI TỈNH LONG AN HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN BỨC XẠ TẠI CÁC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN” SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LONG AN
THỰC TRẠNG AN TOÀN BỨC XẠ VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ TẠI TỈNH LONG AN
THỰC TRẠNG AN TOÀN BỨC XẠ VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ TẠI TỈNH LONG AN
Trong bối cảnh phát triển khoa học và công nghệ, bức xạ ion hóa được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y tế, công nghiệp, nghiên cứu và môi trường. Tại tỉnh Long An, các thiết bị bức xạ đang được sử dụng phổ biến tại các cơ sở y tế, nhà máy, khu công nghiệp và trung tâm nghiên cứu, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại, việc sử dụng bức xạ cũng đặt ra nhiều thách thức về an toàn, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Do đó, việc đánh giá thực trạng an toàn bức xạ, từ đó đề xuất các giải pháp kiểm soát hiệu quả, là một nhiệm vụ cấp thiết nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 120 cơ sở có sử dụng nguồn bức xạ, trong đó có 80 cơ sở X-quang y tế, 22 cơ sở có nguồn phóng xạ, 18 cơ sở sử dụng thiết bị phát tia X công nghiệp, với tổng cộng 252 nguồn bức xạ. Thực tế cho thấy, việc đảm bảo an toàn bức xạ tại nhiều cơ sở vẫn còn tồn tại một số bất cập như: quản lý chưa đồng bộ, nhân lực chuyên môn về an toàn bức xạ còn hạn chế, hệ thống giám sát và kiểm soát bức xạ chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, đặc biệt là nhận thức về an toàn bức xạ của một bộ phận cán bộ, nhân viên và người dân vẫn còn chưa cao. Những vấn đề này đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc khảo sát, đánh giá thực trạng an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Bên cạnh đó, hiện nay có khoảng 542 cơ sở thu mua, tái chế phế liệu có quy mô lớn đang hoạt động (theo Kế hoạch số 1338/KH -UBND ngày 18/05/2023 của UBND tỉnh Long An về việc Ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tỉnh Long An (Cập nhật, bổ sung năm 2023)) và rất nhiều các cơ sở có quy mô nhỏ khác. Các cơ sở này hầu hết chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về công tác đảm bảo an toàn bức xạ và vẫn chưa có biện pháp phát hiện sự xuất hiện của rác thải, chất thải bức xạ tại cơ sở của mình. Do đó, phế liệu có thể chứa các vật liệu như kim loại quặng urani hay thủy ngân, được sử dụng trong các ngành công nghiệp như hạt nhân, y tế hay điện tử. Nếu không được quản lý chặt chẽ, xử lý đúng cách thì các vật liệu này có thể lẫn vào trong các phế liệu khác và được vận chuyển đến các cơ sở thu mua gây ra nguy cơ ô nhiễm bức xạ cho nhân viên và môi trường.
Nhằm đánh giá thực trạng an toàn bức xạ tại địa phương, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực địa tại 85 cơ sở thuộc các lĩnh vực y tế, công nghiệp và 54 cơ sở thu mua, tái chế phế liệu. Đồng thời, thực hiện đo kiểm suất liều bức xạ tại các khu vực quan trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Trong lĩnh vực y tế, khoảng 10% cơ sở có suất liều bức xạ đo được cao hơn mức cho phép đối với nhân viên làm việc trực tiếp với thiết bị bức xạ. Mặc dù đa số cơ sở đã tuân thủ các quy định về bảo vệ cá nhân, kiểm định thiết bị và giám sát liều bức xạ, vẫn còn một số điểm chưa đạt chuẩn, chủ yếu liên quan đến che chắn bức xạ và kiểm xạ định kỳ.
 

Hình ảnh đoàn khảo sát tại các cơ sở y tế
 - Trong lĩnh vực công nghiệp, qua kết quả đo đạc và khảo sát tại các cơ sở sử dụng thiết bị phát bức xạ trong lĩnh vực công nghiệp, tất cả các cơ sở đều đáp ứng yêu cầu về giới hạn suất liều đối với nhân viên bức xạ và khu vực công chúng theo Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN. Điều này cho thấy các cơ sở đã thực hiện tương đối tốt các biện pháp kiểm soát an toàn bức xạ. Các kết quả đo đạc cho thấy mức suất liều bức xạ tại nơi làm việc đều nằm trong giới hạn an toàn theo quy định, giúp bảo vệ sức khỏe nhân viên cũng như cộng đồng xung quanh. Nhìn chung, điều kiện an toàn bức xạ tại các cơ sở công nghiệp được đánh giá là tốt và đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý hiện hành, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục giám sát và hoàn thiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong dài hạn..


Hình ảnh đoàn khảo sát tại các cơ sở công nghiệp
 - Đáng lo ngại hơn, tại các cơ sở thu mua, tái chế phế liệu, nguy cơ ô nhiễm bức xạ đặc biệt cao. Trong số 54 cơ sở được khảo sát, có 81,5% cơ sở thu mua tất cả các loại phế liệu, trong khi chỉ 5,6% chuyên về kim loại và 13% chuyên về giấy, bao bì, nhựa. Hầu hết tất cả các cơ sở không có quy trình kiểm soát, thiết bị phát hiện nguồn bức xạ, điều này làm gia tăng nguy cơ nhiễm xạ không kiểm soát.

 
Hình ảnh đoàn khảo sát tại các cơ sở thu mua, tái chế phế liệu
Để nâng cao hiệu quả quản lý an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp cụ thể như:
  • Giải pháp đào tạo và nâng cao nhận thức
  • Giải pháp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn bức xạ tại các cơ sở thu mua, tái chế phế liệu
  • Giải pháp thiết lập hệ thống giám sát nguồn bức xạ
  • Giải pháp lưu trữ và quản lý hồ sơ an toàn bức xạ
  • Giải pháp tiếp cận các quy định về an toàn bức xạ
Việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm bức xạ, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đảm bảo môi trường làm việc an toàn và góp phần phát triển bền vững tại tỉnh Long An.
 

Bài viết liên quan