Sáng ngày 26/3/2025, Sở Khoa học và Công nghệ đã khai giảng lớp đào tạo “Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn thực phẩm Halal” tại Hội trường Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ. Lớp đào tạo kéo dài 02 ngày, đã thu hút gần 90 học viên là đại diện các đơn vị, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hoá trên địa bàn tỉnh có nhu cầu, định hướng áp dụng tiêu chuẩn Halal trong sản xuất.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tuân thủ, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khi xuất khẩu các sản phẩm, hàng hóa sang các thị trường nước ngoài là yêu cầu tất yếu, khách quan. Những năm gần đây, thị trường các quốc gia, cộng đồng người Hồi giáo ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành thị trường mới mẻ, đầy tiềm năng. Để có thể xâm nhập, đứng chân vào thị trường đầy tiềm năng nói trên, sản phẩm, hàng hóa, nhất là thực phẩm bắt buộc phải phù hợp với tiêu chuẩn Halal, bao gồm các quy định, thể hiện sự phù hợp dành cho các khách hàng, người tiêu dùng thực phẩm là người Hồi giáo (theo đạo Hồi). Việt Nam nói chung, tỉnh Long An nói riêng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Halal do vị trí địa lý thuận lợi, có thế mạnh trong phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, du lịch, đặc biệt là đã tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới… Có thể khẳng định, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Long An khi tham gia vào thị trường Halal toàn cầu là rất lớn. Trước tình hình thực tế đó, Việt Nam đã xây dựng và ban hành một số quy định như TCVN 13708:2023 về thực hành nông nghiệp tốt đối với cơ sở sản xuất Halal; TCVN 13888:2023 về đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ Halal; TCVN 13709:2023 về thức ăn chăn nuôi Halal; TCVN 13710:2023 về thực phẩm Halal – Yêu cầu đối với giết mổ động vật; TCVN 12944:2020 về thực phẩm Halal – Yêu cầu chung … và cũng đang trong quá trình hoàn thiện để ban hành Nghị định quản lý sản phẩm, dịch vụ Halal.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tuân thủ, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khi xuất khẩu các sản phẩm, hàng hóa sang các thị trường nước ngoài là yêu cầu tất yếu, khách quan. Những năm gần đây, thị trường các quốc gia, cộng đồng người Hồi giáo ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành thị trường mới mẻ, đầy tiềm năng. Để có thể xâm nhập, đứng chân vào thị trường đầy tiềm năng nói trên, sản phẩm, hàng hóa, nhất là thực phẩm bắt buộc phải phù hợp với tiêu chuẩn Halal, bao gồm các quy định, thể hiện sự phù hợp dành cho các khách hàng, người tiêu dùng thực phẩm là người Hồi giáo (theo đạo Hồi). Việt Nam nói chung, tỉnh Long An nói riêng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Halal do vị trí địa lý thuận lợi, có thế mạnh trong phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, du lịch, đặc biệt là đã tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới… Có thể khẳng định, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Long An khi tham gia vào thị trường Halal toàn cầu là rất lớn. Trước tình hình thực tế đó, Việt Nam đã xây dựng và ban hành một số quy định như TCVN 13708:2023 về thực hành nông nghiệp tốt đối với cơ sở sản xuất Halal; TCVN 13888:2023 về đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ Halal; TCVN 13709:2023 về thức ăn chăn nuôi Halal; TCVN 13710:2023 về thực phẩm Halal – Yêu cầu đối với giết mổ động vật; TCVN 12944:2020 về thực phẩm Halal – Yêu cầu chung … và cũng đang trong quá trình hoàn thiện để ban hành Nghị định quản lý sản phẩm, dịch vụ Halal.

ThS. Võ Bửu Viết Cường – PGĐ Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu khai mạc lớp tập huấn
Khóa đào tạo “Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn thực phẩm Halal” được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với hệ thống Quản lý Chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Halal của Hồi giáo, cung cấp kiến thức và kỹ năng thực hành, áp dụng vào thực tế vận hành sản xuất một cách hiệu quả, từng bước xây dựng và đạt chứng nhận Halal, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội xuất khẩu sang các thị trường Hồi giáo toàn cầu. Tham gia khóa đào tạo, học viên được trang bị kiến thức về thị trường Hồi giáo, các yêu cầu kỹ thuật khi xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo, tìm hiểu về tiêu chuẩn Halal và chứng nhận Halal, tiếp cận và hiểu rõ về hệ thống đảm bảo Halal theo các tiêu chuẩn quốc tế GSO 2055 – 1:2015 GCC và MS 1500:2019 Jakim và được chuyên gia hướng dẫn thực hành đánh giá viên nội bộ.
Một số hình ảnh của Lớp đào tạo:
Một số hình ảnh của Lớp đào tạo:

Toàn cảnh khai giảng lớp đào tạo

Ông Lê Châu Hải Vũ – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn doanh nghiệp Consultech – Trình bày nội dung đào tạo tại lớp tập huấn

Học viên thực hiện bài kiểm tra đánh giá nhận thức về tiêu chuẩn Halal trước khi kết thúc lớp đào tạo

Các học viên chụp ảnh lưu niệm cùng đơn vị tổ chức lớp học và chuyên gia
Ngọc Hiếu